Sá súng là loại hải sản có nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi dưỡng sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng thực sự của sá sùng đối với sức khỏe là gì ? Sá sùng có thể chữa được bệnh gì ? Hãy cùng vifoodshop tham khảo về công dụng của sá sùng nhé !
I. Tác dụng của sá sùng là gì ?
Dưới đây là các tác dụng chính của sá sùng trong bồi dưỡng sức khỏe và chữa bệnh:
1, Chữa yếu sinh lý, liệt dương
Ngoài công dụng tạo nên những món ăn ngon hảo hạng, sá sùng còn được Đông Y công nhận là một loại thuốc quý. Công dụng đặc biệt nhất của sá sùng là bổ thận tráng dương. Thường cánh mày râu thường bảo nhau mua sá sùng khô về ngâm rượu uống dần, giúp bồi bổ sinh lực rất tốt.
Sá sùng có vị mặn, tính mát, giúp thanh nhiệt, thanh phế tì, chủ trị các bệnh liên quan đến sinh lý của đàn ông và phụ khoa với phụ nữ như âm hư đạo hãn, hung muộn, phế hư khái thấu đàm đa, dạ niệu, nha ngân thũng thống…
2, Bồi dưỡng sức khỏe
Sá sùng không chỉ là loại thuốc quý mà còn là món ăn bổ dưỡng. Sá sùng nấu phở là món phở nổi tiếng giúp nhiều cửa hàng nổi tiếng khắp vùng. Đây còn là món ăn lấy lại sức được dân đi biển tin dùng.
Sau những chuyến đi biển dài ngày, ngư dân trở về và nạp lại năng lượng bằng những món ăn làm từ sá sùng như cháo sá sùng, canh sá sùng, sá sùng xào nghệ.. đây đều là những món ăn thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng và giúp lấy lại sức lực nhanh chóng.
3, Trị chứng còi xương cho bé, giúp bé phát triển toàn diện.
Ngoài ra các bà mẹ bỉm sữa còn mua sá sùng khô về tán bột min, làm gia vị nấu cháo cho trẻ ăn dặm, sá sùng giúp trẻ cứng cáp, săn chắc hơn. Người già cũng rất chuộng món cháo sá sùng, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
4, Loại bột ngọt đắt tiền.
Ai đã ăn qua con sá sùng tươi hay khô, đều cảm nhận được vị ngọt tự nhiên từ thịt của loài hải sản đặc biệt này. Nhờ vị ngọt lợ rất tự nhiên này mà con sá sùng được người dân vùng biển dùng thay cho bột ngọt. Đặc biệt là trong nồi nước dùng của món Phở.
Không phải đến nay con người mới biết điều này mà từ xa xưa, các đầu bếp trong cung đình đã dùng vị ngọt từ thịt sá sùng để chế biến khi nấu nước lèo cho các món canh súp, vì thời ấy chưa có bột ngọt như bây giờ.
Xem thêm: Cách chế biến sá sùng khô ngon và hấp dẫn nhất. Không phải ai cũng biết.
5, Trị chứng triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm, hay trị chứng hen suyễn
Cũng theo Đông Y Trung Quốc, nhờ tác dụng của những acid amin kể trên mà Con Sá sùng có vị ngọt, khi ăn giúp bổ máu, giải nhiệt cơ thể, làm mát phổi và cải thiện chức năng tỳ vị bồi bổ cơ thể.
6, Làm giảm cơn đau răng, sưng lợi
Tác dụng của sá sùng, ngoài chữa nhiệt, những cơn sưng lợi hay đau răng còn có thể chấm dứt khi bạn sử dụng sá sùng. Dùng sá sùng khô khi được xay thành bột mịn sẽ đánh tan những cơn đau răng phiền phức. Sá sùng làm mát cơ thể nên chúng có thể giảm tình trạng sưng lợi, điều trị các bệnh trong khoang miệng.
Đồng thời giúp các cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể chúng ta tránh khỏi các chứng bệnh như nóng sốt cuối ngày, hay đổ mồ hôi bất thường, bệnh lao phổi, đau nhức xương khớp, lồng ngực bứt rứt khó chịu, ho khạc đờm nhiều do phế hư, răng lợi sưng đau.
II. Thành phần dinh dưỡng của sá sùng
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thành phần dinh dưỡng của sá sùng gồm có: (Tham khảo: Tại đây)
- 18 axit amin chiếm khoảng hơn 10%
- Glycin
- Alanin
- Glutamin
- Succinic
- Taurin
Ngoài ra sá sùng rất giàu khoáng chất với hơn 17 nguyên tố khoáng
Theo đông y sá sùng thường dùng chữa các bệnh về ra mồ hôi ban đêm,ho do phổi,đau thắt ngực,có đờm,thiếu sữa sau sinh.Đặc biệt thích hợp với người bị ho lao,suy nhược thần kinh,lá lách
Những người thận yếu,tiểu đêm thường xuyên có thể dùng sá sùng nấu món chào ăn.Điều này là rất khả quan.Có thể nói sá sùng có giá trị dinh dưỡng rất cao.Sử dụng thích hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ,người già,đàn ông yếu sinh lý …
Ngày xưa sá sùng chỉ là món ăn cao cấp dành để tiến vua.Ngày nay với điều kiện kinh tế phát triển sá sùng không chỉ còn là đặc sản cao cấp dùng trong các bữa tiệc tại nhà hàng mà nay đã đi vào cuộc sống hàng ngày của nhiều hộ gia đình.
Có người mua sa sùng khô để tủ lạnh thi thoảng bạn bè đến nhà rang một ít nhậu với bia,có người nấu cháo cho trẻ để bồi bổ,có người cơ thể yếu cần phục hồi thể trạng…
Pingback: Cách chế biến sá sùng khô ngon, hấp dẫn nhất ! Chưa từng ai biết – VIFOODSHOP