Rau má ?

Posted on Rau 1834 lượt xem

I. Rau má là rau gì

Rau má là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Có 40 loài trong chi rau má. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.

Rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2 – 5 lá ở một mấu. Hoa rau má trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.

Rau má mọc dại ở những nơi ẩm thấp như bờ mương hay thung lũng. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy rau má ở bên dưới các tán lá của vườn cây hoặc men theo bờ ruộng.

Hiện nay, ở TP. HCM và Tiền Giang, một vài giống cây rau má đã được thuần hóa để trồng ở những vùng rau chuyên canh.

II. Thành phần của rau má

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.

Trong 100g chiết xuất rau má có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…

thành phần dinh dưỡng của rau má

III. Tác dụng của rau má

Rau má là một loại cây thân thảo, có xuất xứ từ Úc, Melanesia, các nước  châu Á,…Loại cây này có thể sinh sống và phát triển ở khắp nơi, nhất là những nơi có điều kiện khí hậu thoáng mát, ẩm ướt.

Lợi ích của rau má đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam chứng. Cụ thể, rau má sở hữu những tác dụng sau:

Tốt cho tim mạch

Trong rau má có chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe và các chất chống oxi hóa. Bởi vậy, nếu sử dụng nước rau má nhiều sẽ rất có lợi cho hệ tim mạch, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, nước rau má còn có khả năng giảm sưng động mạch, ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tĩnh mạch.

Xem thêm: Rau muống

Nước rau má còn là một loại thức uống rất tốt cho bệnh nhân béo phì, giúp họ phòng chống tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm cholesterol xấu trong máu. Từ đó mạch máu được làm mềm trở lại, hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng tai biến xảy ra.

Uống nước rau má để hạ sốt

Nếu trong gia đình bạn có người bị sốt cao lâu ngày không khỏi, thì rau má được xem phương pháp “cấp cứu” hữu hiệu nhất. Công thức chế biến rau má chữa hạ sốt cực kỳ đơn giản, người bệnh chỉ cần rửa sạch rau má, vò nát sau đó cho vào ấm đổ nước, đun sôi trong khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước uống.

Cứ 1 tiếng lại uống vài thìa nước rau má sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì. Đây là bài thuốc hạ suốt hay, dễ làm, tiết kiệm chi phí mà còn không gây tác dụng phụ như những loại thuốc tây.

Trị sốt xuất huyết

Sốt xuất hiện là căn bệnh có khả năng bùng phát trên diện rộng. Bởi vậy vấn đề để phòng và chữa bệnh lý này đang là đề tài bứt khiết trong xã hội. Hơn nữa, hiện nay các cơ quan y tế trên thế giới vẫn chưa có vắc xin nào có thể chữa được căn bệnh này. Bởi vậy tính nghiêm trọng của sốt xuất huyết ngày càng tăng.

Thế nhưng để phòng ngừa và giảm triệu chứng của căn bệnh này, bạn có thể sử dụng bài thuốc được chiết xuất từ rau má. Đây là một phương pháp chữa bệnh được rất nhiều người áp dụng và đã thành công.

Công thức để bào chế nước rau má chữa sốt xuất huyết như sau: Người bệnh chuẩn bị 20g rau má, đậu đen, cỏ mực. Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc với nước. Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Cải thiện trí nhớ

Ai có dấu hiệu nhớ nhớ, quên quên, không nhớ mình đã làm gì thì hãy tìm đến bài thuốc rau má. Chỉ cần sấy khô rau má, tán bột rồi pha uống với sữa mỗi ngày. Sau một thời gian, trí nhớ của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Uống nước rau má trị mụn và làm đẹp

Trong rau má có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Bởi vậy loại rau này được xem như “tiên dược” níu giữ tuổi thanh xuân cho các chị em. Mỗi ngày chị em nên uống 1 cốc nước rau má, sau một thời gian làn da sẽ trở lên căng mịn, trắng sáng.

Bên cạnh đó, sử dụng rau má còn có tác dụng làm mờ sẹo, trị mụn. Bởi vậy, chị em không nên bỏ qua loại thực phẩm tuyệt vời này được.

IV. Cách chế biến rau má

Sau đây là cách chế biến rau má giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.

1, Trị sẹo lõm

Để trị sẹo lõm, bạn lấy rau má rửa sạch, sau đó đem đi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Chia làm 2 phần, 1/2 cho thêm ít đường và uống, nửa còn lại giã nát đắp lên mặt khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

2, Trị sẹo lồi

Rửa sạch rau má, giã nát, lọc lấy nước và hòa đều với mật ong. Bạn hãy bôi hỗn hợp này lên vùng da bị sẹo lồi, massage nhẹ nhàng và rửa sạch bằng nước ấm sau 30 phút. Phương pháp này không những loại bỏ sẹo mà còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo da và giúp da trẻ trung hơn.

Xem thêm: Cải bó xôi

3, Trị sẹo thâm

Rửa sạch rau má, sau đó đem đi ngâm với nước muối. Nghiền rau má thành dạng mịn. Vệ sinh vùng da bị sẹo thật sạch rồi lấy rau má đã nghiền đắp lên. Đắp mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện liên tục trong 4 tháng. Phương pháp này sẽ giúp làm mờ hầu hết các vết sẹo lâu năm.

4, Các món ăn từ rau má

Ở Việt Nam, các bà nội trợ thường dùng rau má để chế biến thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ loại rau này như rau má trộn thịt bò, gỏi rau má chả cá, rau má xào ngan… Sau đây là công thức chế biến 2 món ăn quen thuộc được chế biến từ rau má bạn có thể thử:

5, Salad rau má

Đây là món ăn pha trộn giữa vị đắng, bùi bùi của rau má với vị ngọt của thịt bò, vị chua chua cay cay của nước trộn salad. Món ăn này thường được dùng làm món khai vị trong các buổi tiệc dân dã.

Chuẩn bị:

  • 1 bó rau má nhỏ
  • 2 quả cà chua
  • 1 củ hành tím
  • 2g đậu phộng rang
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn
  • Muối
  • 1 muỗng cà phê nước cốt chanh
  • Ớt bột hoặc ớt tươi (tùy sở thích)
  • Mè (tùy sở thích)

Thực hiện:

Rau má băm nhỏ, hành tím và cà chua xắt thành từng lát mỏng, còn đậu phộng rang thì giã nhuyễn. Bạn trộn rau má với 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và một ít muối (nêm sao cho vừa khẩu vị).

Thêm hành tím và cà chua. Sau khi trộn đều tất cả, thêm đậu phộng vào. Nếu thích, bạn có thể cho thêm ớt và rắc một ít hạt mè.

cách chế biến rau má

6, Canh rau má nấu thịt

Canh rau má nấu thịt là một món ngon dân dã, thanh nhiệt, rất thích hợp cho mùa nắng nóng.

  • 300g rau má
  • 120g thịt nạc
  • Bột nêm
  • Nước mắm
  • Đường
  • Hành
  • Tiêu

Thực hiện:

Thịt nạc băm nhỏ, rửa sạch hành và rau má, để ráo. Bắc nồi lên bếp, cho 1 muỗng súp dầu ăn vào. Khi dầu nóng, cho hành đã cắt nhỏ vào xào thơm, tiếp theo cho thịt bằm vào xào săn.

Sau khi thịt săn, nêm nếm gia vị, đảo đều. Sau đó, đổ nước sôi vào và nấu sôi, vớt bọt. Rau má cắt khúc, cho vào nồi, để lửa lớn 1 phút và tắt bếp.

7, Các thức uống từ rau má

Rau má có tính giải nhiệt. Vì vậy, vào mùa hè nóng bức, nhiều người thường có thói quen uống nước rau má mát lạnh. Hiện nay, nhiều cơ sở còn phát triển sản phẩm mới là trà rau má dạng thô và trà túi lọc rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

8, Nước rau má xay

Thức uống này rất dễ làm. Bạn chỉ cần rửa sạch rau má, nhặt bỏ hết phần rễ và để ráo. Sau đó, xay nhuyễn hoặc giã nát rồi cho thêm nước đun sôi để nguội vào, khuấy đều rồi đem lọc hết bã là có thể sử dụng. Để dễ uống, bạn có thể cho thêm muối, đường, một ít chanh…

9, Trà rau má

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất trà rau má. Cách chế biến trà rau má cũng khá đơn giản: Rửa sạch rau má tự động, sau đó đưa vào lò sấy và sản xuất ra trà.

V. Uống nước rau má khi nào tốt nhất

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Thời điểm uống nước rau má tốt nhất đó là vào lúc 10 giờ sáng và 13 giờ chiều.

Bởi vì cơ thể cần nhiều nước nhất, uống nước rau má sẽ cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất cho cơ thể vận động cả ngày.

Nước rau má có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người, tuy nhiên thì không phải ai cũng biết sử dụng nước rau má đúng cách.

Dưới đây là những kiểu uống nước rau má mùa hè để giải nhiệt cực sai lầm có thể khiến bạn mất mạng được giới chuyên gia đưa ra:

VI. Ăn rau má có tốt cho bà bầu không

Trong khi mang thai, nội tiết tố thay đổi nên nhiều sản phụ cảm thấy nóng bức trong người và vô cùng khó chịu. Để hạ nhiệt độ cơ thể, bạn nên chọn ăn nhiều hoa quả có tính mát, giảm bớt các đồ ăn nhiều gia vị vì nó có thể khiến bạn nóng hơn.

Tuy nhiên, uống nước rau má không phải là giải pháp được khuyến khích. Mặc dù rau má khi xay lấy nước uống rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, chữa mụn nhọt…

Nhưng thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

VII. Ăn rau má nhiều có tốt không

Rau má dễ trồng và sử dụng rau má cũng khá đơn giản nên nhiều người đã sử dụng nó như một loại thức uống hàng ngày.

Rau má là loại thảo dược có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da, vàng mắt, thường được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ, làm máu lưu thông tốt hơn, có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

Hiện chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra con số chính xác về thời gian và số lượng rau má sử dụng có thể gây bệnh, nhưng theo quy luật bình thường thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày.

Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc.

Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40g rau má, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp

Danh mục: Rau

Có thể bạn quan tâm:

Vifoodshop

Với hơn 5 năm kinh nghiệm, cung cấp, phân phối đặc sản Việt Nam. Vifoodshop là địa chỉ tin cậy của hàng ngàn quý khách hàng. Sứ mệnh của Vifoodshop là mang hương vị đặc sản Việt Nam tới mọi miền tổ quốc. Hãy cùng chúng tôi gìn giữ những nét đẹp văn hóa ẩm thực Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *